Tin mới nhất

Hỗ trợ trực tuyến

Thống kê truy cập

Online: 9

Hôm nay: 264

Tất cả: 176.971

Bố cao 1m68, mẹ cao 1m54 mà con trai cao 1m83, vậy bí quyết nằm ở đâu?

Cập nhật: 08/06/2023 02:03 - Lượt xem: 668

Con lớn lên sở hữu thân hình cao lớn là ước mơ của nhiều ông bố, bà mẹ.

Bác sĩ Cheng Haiying đến từ Khoa Nhi của Bệnh viện II Đại học Chiết Giang, Trung Quốc là một chuyên gia về nội tiết nhi, bà chuyên tư vấn phát triển chiều cao cho trẻ.

Bác sỹ Cheng Haiying cho rằng, chiều cao của con người có yếu tố di truyền và yếu tố mắc phải, yếu tố mắc phải bao gồm quá trình luyện tập, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và môi trường sống. Ở giai đoạn tiền dậy thì, các yếu tố mắc phải chiếm ưu thế. Khi dậy thì, yếu tố di truyền sẽ đóng một vai trò lớn nhất. Muốn trẻ cao lớn, bố mẹ cần:

Khuyến khích trẻ tham gia thể thao ngoài trời

Trên thực tế, tập thể dục, thể thao là một cách tốt để loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi. Bố mẹ nên khuyến khích con thường xuyên tập thể dục, thể thao ngoài trời. Tuổi vị thành niên là thời gian tốt nhất để cơ thể trẻ hấp thụ canxi. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D thì em bé cũng không cao lớn như mong đợi.

Nếu trẻ bị thiếu vitamin D, mẹ nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn hoặc bổ sung vitamin D cho bé. Vào những ngày thời tiết thuận lợi, mẹ nên cho bé tham gia tập luyện thể dục, thể thao ngoài trời trong 2 tiếng.

Không cho trẻ uống trà sữa, đồ uống có ga

Thực lòng mà nói, trong thời đại điều kiện vật chất rất dồi dào như hiện nay thì tình trạng suy dinh dưỡng không phải là vấn đề gì cả, thay vào đó là nỗi lo về tình trạng thừa dinh dưỡng. Đừng nghĩ rằng trẻ to béo là khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì và dậy thì sớm có mối liên quan nhất định. Trẻ thừa cân thường không phát triển được chiều cao và còn mắc nhiều bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, cao huyết áp, axit uric cao, gan nhiễm mỡ và chức năng gan bất thường.

Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể ăn uống lành mạnh? Cách đây hơn 20 năm, Nhật Bản đã từng thực hiện kế hoạch “một ly sữa để củng cố một quốc gia” và quả thực đã nhận được kết quả rất tốt. Hiện nay chiều cao bình quân đầu người của họ đã tăng lên đáng kể. Sữa là nguồn cung cấp canxi và protein chất lượng cao quan trọng, việc uống sữa thường xuyên có tác dụng tích cực đến sức khỏe và sự phát triển xương của trẻ.

Đối với trẻ không dung nạp lactose thì mẹ cũng có thể lựa chọn sữa chua, sữa ít lactose…. Ngoài ra, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất giàu protein chất lượng cao, axit béo không bão hòa và các thành phần có lợi khác, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho bé uống từ 250ml-500ml mỗi ngày, ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành thường xuyên. Bạn cũng không nên cho trẻ uống các loại đồ uống như trà sữa, đồ uống có gas. Đây là thức uống chứa nhiều đường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài sữa ra, mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai tây, rau, trái cây, gia súc, gia cầm, cá, trứng và các loại hạt.

Cho bé đi ngủ sớm

Khoảng 1/3 cuộc đời của con người nằm trên chiếc giường. Ai cũng biết giấc ngủ là một trong những hoạt động sống cơ bản không thể thiếu của con người. Nghiên cứu trong những năm gần đây tin rằng giấc ngủ là một quá trình sinh lý tích cực.

Mọi người đều biết rằng hormone tăng trưởng chiều cao được tiết ra theo nhịp khi ngủ đêm và tiết ra mức độ cao hơn sẽ kích thích quá trình hình thành sụn và khiến bé cao lớn hơn. Một số dữ liệu cho thấy trẻ có thời gian ngủ >10 giờ thường phát triển tốt hơn so với trẻ có thời gian ngủ <9 giờ. Ngủ đủ giấc có ảnh hưởng đáng kể đến chiều cao của trẻ.

Tuy nhiên, việc thức khuya không còn xa lạ với các ông bố bà mẹ thời hiện đại. Việc bố mẹ thức khuya cũng khiến trẻ muốn thức khuya cùng bố mẹ. Điều bố mẹ nên làm là đi ngủ sớm cùng con. Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trí nhớ của con người. Vì vậy, bố mẹ nên cho con đi ngủ sớm trước 9 giờ tối.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nguồn Em Đẹp: https://emdep.vn/lam-cha-me/bo-cao-1m68-me-cao-1m54-ma-con-trai-cao-1m83-vay-bi-quyet-nam-o-dau-20210325182022096.htm